6 dấu hiệu đặc trưng của đồng nghiệp xấu

Trong môi trường công sở là một xã hội thu nhỏ, nó cũng mang nhiều thị phi và đầy rẫy những người có tính cách tiểu nhân. Chúng ta cùng điểm qua 6 dấu hiệu đặc trưng của đồng nghiệp xấu để bảo vệ bản thân mình khỏi những người đó nhé!

6 dấu hiệu đặc trưng của đồng nghiệp xấu

đồng nghiệp xấu

Gió chiều nào xoay chiều đó

Những người có tính cách như này thường không có lập trường của riêng mình, họ dễ dàng thay đổi để nhận được nhiều lợi ích hơn.

Ở cơ quan, lãnh đạo thích ai, kẻ tiểu nhân sẽ tìm cách gần gũi người đó, lãnh đạo không thích ai, kẻ tiểu nhân sẽ ngày ngày tìm cách đả kích, ai có ưu thế sẽ đeo bám, ai thất thế sẽ xa lánh. Với những người không có giá trị lợi dụng, họ chắc chắn sẽ không bao giờ nghĩ đến việc gần gũi, kết thân, thậm chí họ còn tìm cách khích bác để cô lập người đồng nghiệp đó.

Bằng mặt không bằng lòng

Những người như này sẽ khiến chúng ta không thể lường trước được hành động của họ. Họ là những người lời nói không đồng điệu với hành động.

Họ sẽ thường dùng các tài lẻ, sự khôn lỏi và ngấm ngầm chờ thời cơ để đạp người khác xuống và ngoi lên. rong cuộc sống, những người này được cho là hai mặt điển hình. Họ có thể lúc trước thì tấm tắc khen ngợi bạn hết lời nhưng sau đó họ cũng có thể bán đứng bạn không cần suy nghĩ.

Thường hay đặt điều

Đây là dấu hiệu đặc trưng của đồng nghiệp xấu.

Những người tiểu nhân thường nắm rõ quy tắc rằng những điều không có thật nhưng chỉ cần nhắc lại nhiều lần thì nó sẽ thành sự thật.

Những người này thường đánh giá tình hình rất tốt. Có lúc chỉ dựa vào sức mạnh của bản thân khó thực hiện được ham muốn cá nhân, họ sẽ đặt điều, tạo dư luận huyễn hoặc mọi người. Khi đặt điều, họ thường giả vờ thẳng thắn, chính trực, khiến người nghe hiểu lầm thực hư, vì thế hoàn toàn có thể bị lừa hoặc bị mê hoặc.

Thích gây chuyện thị phi

đồng nghiệp nói xấu

Một dấu hiệu đặc trưng của đồng nghiệp xấu là thích gây chuyện thị phi. Họ đôi khi chỉ muốn gây nên sự bất đồng trong nội bộ.

Dựa vào gây chuyện thị phi, xúi dục, khiêu khích, ly gián, mọi người là phương pháp đơn giản nhất, thuận tiện nhất để thực hiện mục đích cá nhân. Trong cuộc sống rất nhiều kẻ tiểu nhân, chỉ vì một chút lợi riêng, một chút ham muốn không đạt được, là ăn không nói có, từ bé xé ra to; biến trắng thành đen, biến tốt thành xấu, khiến những người thân cận phải xa lánh.

Thích xu nịnh

Nịnh nọt không phải là một thói quen quá xấu và nó cũng không nói lên đó là người tốt hay người xấu.

Tuy nhiên thì những người đồng nghiệp xấu thường sử dụng những lời xu nịnh để đạt được mục đích của mình nhưng sau lưng lại nói này nói kia. Những kẻ tiểu nhân khi khen ngợi thì miệng lưỡi chứa đầy sự tốt đẹp, vừa nhiệt tình lại lời ngon tiếng ngọt khiến người khác khó có thể cưỡng lại mê lực. Những người này càng ở gần người lãnh đạo chức tước cao, càng có cơ hội phát huy “tiềm năng”, báo cáo thì ít, chiếm sự “sủng ái” thì nhiều.

Không biết chịu trách nhiệm

Nếu trong công việc mắc sai lầm hoặc hành động, ngôn từ của bản thân không đúng thì đồng nghiệp xấu thường không thừa nhận trách nhiệm của mình mà đổ lỗi cho người khác.

Những người này thường có thể dùng lời nói đổi trắng thay đen, có thể khiến cho mọi người nhầm lẫn và lan truyền đi những thông tin sai lệch sự thật. Thậm chí, họ có thể giấu nhẹm đi những chuyện sai trái để bảo vệ lợi ích của mình.

Đối với những kẻ tiểu nhân, tuyệt đối không được sơ suất, không được mềm lòng nhường nhịn, thái độ cần phải kiên quyết. Bậc quân tử tấm lòng rộng rãi, kẻ tiểu nhân thường hẹp hòi, u uất. Mỗi người đều sẽ gặp phải kẻ tiểu nhân. Khi ở chung với kẻ tiểu nhân, chỉ cần thiếu thận trọng một chút bạn sẽ phải chịu thiệt lớn, vậy nên học cách phân biệt kẻ tiểu nhân vô cùng quan trọng.

Làm gì để đối phó với đồng nghiệp xấu?

Không nên đối xử quá tốt với mọi người

đồng nghiệp

Lương thiện không đi kèm với nhu nhược nhưng có rất nhiều người thường làm việc tốt không đúng mực. Họ thường không phân biệt được nên tốt với ai, vì vậy họ thường thua thiệt.

Bạn có thể làm việc tốt nhưng đừng tốt quá. Bạn không nên vì giúp người khác mà đặt mình vào thế bị thua thiệt hơn bởi vì đến khi bạn gặp khó khăn, chưa chắc họ đã giúp bạn. Với kẻ tiểu nhân, ta đối đãi theo cách dành cho kẻ tiểu nhân, miễn sao trong lòng không hối hận là được.

Bỏ qua những chuyện nhỏ

Nếu trong thời gian làm việc có xảy ra xích mích với đồng nghiệp thì bạn hãy nhẫn nhịn. Nếu nó là chuyện nhỏ thì hãy bỏ qua.

Bạn đừng cố gắng tranh cãi, vì rất khó để thắng được họ. Ngược lại, những kẻ tiểu nhân lại sẽ vì lí do đó mà ghi hận, từ đó sẽ tìm cách để chèn ép và trả thù bạn.

Thay vì giữ thái độ ghét bỏ thì bạn hãy coi đó là một bài học để sau này tránh xa những loại đồng nghiệp xấu ra.

Không được yếu đuối

Điều khác biệt lớn nhất giữa kẻ tiểu nhân và kẻ ác đó là kẻ ác có tâm địa hiểm độc nhưng kẻ tiểu nhân thì khác, họ sẽ trở nên ít nguy hiểm hơn nếu như họ gặp được những người mang tính cách mạnh mẽ hơn mình.

Vì thế, dù cho mọi chuyện như thế nào thì bạn cũng không được yếu đuối, phải mạnh mẽ để bảo vệ chính bản thân mình.

Như vậy thì đồng nghiệp xấu ở đâu cũng có và bạn cần phải tinh tế và quan sát để có thể nhận ra những người đó. Và những dấu hiệu đặc trưng của đồng nghiệp xấu trên có thể giúp ích cho bạn.

Bạn có thể tham khảo những tin tức khác tại trang Chuyện công sở của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *